Kết Cấu Giàn Không Gian Thép Là Gì?
Đây là một loại kết cấu chịu lực trong công trình xây dựng, được tổ hợp bởi các phần tử kết cấu dạng thanh nó được làm từ kết cấu thép, được thiết kế dựa theo kết cấu gian thép trên nhiều mặt phẳng tạo ra các kết cấu chịu lực đa chiều.
Kết cấu này thường dùng khi chủ đầu tư muốn tạo nhịp lớn (có thể đến hàng chục mét) mà với kết cấu bê tông, gạch đá thì khó làm hoặc làm không hiệu quả. Đặc điểm của kết cấu này là rất chắc chắn, nó có thể vượt qua được những khẩu độ rất lớn. Chính vì điểm này mà nó được ứng dụng trong các không gian lớn của các công trình công nghiệp lớn như nhà thi đấu, sân bay, nhà triển lãm…)
Có rất nhiều hình thức của kết cấu dạng này đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình. Các bộ phận kết cấu rất hợp lý nên hình thức kết cấu rất nhẹ nhàng, ít tốn nguyên vật liệu. Vì thế, hiện nay giàn không gian thép là giải pháp kinh tế nhất cho các không gian nhịp lớn trên 30m.
Cấu Trúc Của Kết Cấu Giàn Không Gian Thép
Thông thường thì kết cấu giàn không gian thép gồm các kiểu sau đây:
- Vỏ mỏng
- Khung không gian và hệ lưới thanh không gian
- Vòm bán cầu
- Kết cấu dây treo
- Kết cấu gấp nếp
- Kết cấu hỗn hợp
- Kết cấu khí căng
Hệ kết cấu thép mái không gian có nhịp lớn thường được ứng dụng nhiều nhất là dạng hệ lưới thanh không gian liên kết. Loại này có những đặc điểm sau:
- Tải trọng của nó được truyền theo hai phương, tất cả mọi phân tố từ ngang đến dọc đều tham gia vào quá trình chịu lực.
- Kết cấu giàn không gian thép có trọng lượng nhẹ hơn kết cấu phẳng nên sẽ có kiến trúc đẹp và tinh tế hơn.
- Quá trình tính toán chính xác kết cấu không gian đòi hỏi sự tỉ mỉ, tốn công sức và cần phải có sự hỗ trợ của phần mềm tính toán kết cấu.
- Ngoài ra, nó có một nhược điểm đó là các nút liên kết rất phức tạo, đòi hỏi việc chế tạo và lắp ráp cần phải có độ chính xác cao.
Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến trúc.
- Có khả năng vượt nhịp lớn.
- Giảm thiểu tối đa trọng lượng cho phần móng.
- Có độ ổn định, bền vững cao, giúp chống chọi với thời tiết khắc nghiệt như gió, mưa, bão…
- Dễ dàng vận chuyển do khối lượng nhẹ.
- Dễ dàng lắp ráp, gia công.
- Dễ dàng sửa chữa, thay thế những bộ phận bị hư hỏng.
Nhược điểm
- Quá trình thi công phức tạp, đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải có tay nghề cao.
- Chỉ phù hợp với các công trình có nhịp lớn để tối ưu chi phí.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.