Theo dạng kết cấu thép của cầu trục chia cầu trục ra thành hai loại: Cầu trục một dầm và cầu trục dầm đôi. Các bộ phận của cầu trục dầm đôi: Dầm chính, dầm biên, điều khiển cầu trục, Palang hoặc xe con
Dầm chính
Dầm chính cầu trục được thiết kế dạng hộp hoặc thép chữ I là phần chịu lực chính. Dầm chính cũng là đường chạy của Palang hoặc xe con cầu trục.
Tùy thuộc tải trọng nâng và khẩu độ của cầu trục dầm chính sẽ được thiết kế cho phù hợp. Dầm chính ngoài sức bền phải đảm bảo độ cứng và độ đàn hồi.
Dầm biên
Dầm biên là kết cấu thép hiểu hình hộp chữ nhật có chiều dày từ 6 đến 10mm. Hai đầu dầm được lắp cụm động lực di chuyển và giảm chấn cao su để giảm va chạm khi cầu trục di chuyển chạm vào mốc dừng cuối đường chạy.
Tùy sức nâng và khẩu độ của cầu trục sẽ dùng các loại bánh xe có kích thước khác như D200, D250, D300, D350…
Dầm biên được liên kết với dầm chính bằng bu lông, mặt bích hoặc mối hàn góc.
Phần nâng hạ: Palang hoặc xe con mang hàng
Tùy nhu cầu sử dụng và thiết kế cầu trục sẽ dùng Palang hoặc xe con. Palang thường dùng cho cầu trục dầm đơn, xe con dùng cho cầu trục dầm đôi.
Điều khiển cầu trục Cabin điều khiển
Cầu trục có thể được điều khiển trên mặt đất bằng tay điều khiển nối với cầu trục, điều khiển từ xa hoặc cabin.
Cấu tạo cầu trục có thể di chuyển trên đường chạy nhờ 4 cụm bánh xe, 2 chủ động, 2 bị động. Mỗi dầm biên được lắp 1 cụm bánh xe chủ động và 1 cụm bánh xe bị động.
Kết cấu cụm bánh xe chủ động
1.Dầm biên
2.Cụm truyền động bánh răng thẳng
3.Cụm bánh xe chủ động
4.Động cơ dầm biên
5.Hộp giảm tốc
6.Phanh
Kết cấu cụm bánh xe bị động
1.Dầm đầu
2.Cụm bánh xe bị động
Hệ thống điện cầu trục
Điện cho Palang hoặc xe con. Điện cho Palang được thiết kế dạng sau đó. Dây điện chạy từ tủ điện đến Palang được kẹp bởi ròng rọc có bánh xe lăn chạy trên máng C, không nên dùng cáp theo treo.
Dẫn điện cho cầu trục
Dẫn điện thanh quẹt an toàn 3 pha lấy điện trên ray điện cầu trục.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.